Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra mỗi trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại điện tử) với mức chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực tuyến bắt đầu ra đời.

Cổng thanh toán trực tuyến là gì?

Blog trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm về “cổng thanh toán trực tuyến“, blog này chúng ta sẽ mổ xẻ lý do tại sao nên sử dụng cổng thanh toán trực tuyến nhé! 🙂

Như bạn đã biết, hiện nay có 2 loại thẻ phổ biến hiện nay là thẻ vay nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) có thể làm tại các ngân hàng để sử dụng thanh toán trực tuyến. Điểm khác nhau của 2 loại thẻ này là:

-Debit card: Nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.
-Credit card: Có thể tiêu dùng quá số tiền sẵn có trong tài khoản, và thanh toán lại cho ngân hàng sau (1 hình thức vay tín dụng).

Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng như cầu an toàn và tiện lợi. Chúng giữ chức năng trung gian giữa người bán và người mua. Người bán không sợ người mua dùng credit card chùa để mua, còn người mua không sợ mất tiền sau khi thanh toán xong người bán chạy làng. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin cho người dùng là rất cao.

Đây là dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến ở các site thương mại điện trong nước và cả nước ngoài, ví dụ như E-businesses, Online retailers, Bricks and Clicks… Tương tự như một POS khi thanh toán online, Cổng thanh toán cho phép mã hóa các thông tin nhạy cảm như số CreditCard, để đảm bảo thông tin có thể bảo mật và giao dịch thuận tiện giữa người bán và người mua. Đơn giản hơn, Cổng thanh toán là công cụ nối liền website thương mại điên tử của bạn với account merchant.

CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN hoạt động thế nào?

Khi một người mua đặt lệnh mua một đối tượng sản phẩm qua một cổng thanh toán trên website, cổng sẽ xử lý một lọat các tiến trình thanh toán ngầm bên trong như sau:

– Khách hàng đặt lệnh bằng cách nhập thông tin trên thẻ tín dụng và bấm vào nút ví dụ như “Xác nhận mua” trên website.

– Thông tin sẽ được mã hóa và chuyển từ Trình duyệt của khách hàng đến webserver của người bán, để thực hiện được tiến trình này, bắt buộc server phải được hỗ trợ bởi tính năng mã hóa SSL (Secure Socket Layer).

– Người bán sẽ chuyển các thông tin giao dịch đó cho cổng (thường là tự động). Đó lại là một tiến trình thực hiện mã hóa SSL khác của payment gateway server.

– Cổng thanh toán này sẽ nhận thông tin chi tiết về giao dịch đó và chuyển nó cho trung tâm xử lý tại acquiring bank của người bán.

– Trung tâm xử lý này sẽ chuyển thông tin giao dịch tới trung tâm thanh toán của CreditCard đó (Visa/Master)

– Trong trường hợp là thẻ American Express hay Discover Card, thì Amex và Dis kiêm luôn vai trò của acquiring bank và trực tiếp xử lý lệnh từ payment gateway (gộp 2 bước vào 1).

– Trung tâm thanh toán thẻ sẽ chuyển thông tin giao dịch tới ngân hàng phát hành thẻ.

– Ngân hàng phát hành thẻ sẽ kiểm tra tính sở hữu và gửi thông tin phản hồi tới payment gateway theo tiến trình ngược lại một mã phản hồi. Mã phản hồi đó cung cấp thông tin như chấp nhận hay không chấp nhận, lý do trong trường hợp không chấp nhận (như không đủ tiền, hay ko liên kết được với tài khoản ngân hàng .v.v.)

– Cổng thanh toán nhận mã phản hồi này và chuyển nó tới website và thể hiện bằng một thông báo dễ hiểu đối với người mua và bán. Tất cả các công việc đó chỉ diễn ra trong vòng 2-3 giây.

– Người bán sau đó phải chuyển hàng hoặc đáp ứng lệnh bán trước khi được quyền yêu cầu một lệnh hoàn thành giao dịch.

– Sau đó người bán nhập các thông tin cần thiết về việc đáp ứng lệnh bán và lưu vào một “batch” để gửi tới acquiring bank để hoàn thành giao dịch.

– Acquiring bank sau đó sẽ nạp tiền vào một tài khoản người bán chỉ định.

– Tiến trình từ việc yêu cầu lệnh đến khi hoàn thành giao dịch tiền về tài khoản cuối cùng mất chừng 3 ngày (trung bình). Các cổng thanh toán thường cung cấp sẵn các form, các công cụ tự động tính thuế và tự động hoàn thành hồ sơ gửi tới trung tâm xử lý. Đặc biệt là các công cụ chống giả mạo như geolocation, velocity pattern analysis, delivery address verification, computer finger printing technology, idenity morphing detection, AVS checks.

Tích hợp thanh toán qua Cổng thanh toán VTC PAY – chìa khóa thành công của doanh nghiệp

Tích hợp thanh toán qua Cổng thanh toán VTC Pay, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích:

– Gia tăng khách hàng thông qua việc tiếp cận 300,000 khách hàng của VTC Pay
– Đơn giản, tiện dụng cho khách hàng làm tăng mức độ hài lòng và tăng tỷ lệ khách hàng mua hàng trở lại
– Thanh toán 24/7, nhận tiền ngay vào tài khoản, tăng hiệu quả quay vòng vốn cho doanh nghiệp
– Giảm rủi ro quản lý tiền mặt, tránh mất mát hay thất thoát trong việc thu chi
– Nhận nhiều quyền lợi truyền thông trên hệ thống các kênh truyền thông của VTC
… Còn rất nhiều những lợi ích mà bạn chắc chắn sẽ nhận được khi tích hợp thanh toán qua Cổng thanh toán – Ví điện tử VTC Pay.

Với rất nhiều lợi ích mà Cổng thanh toán – Ví điện tử VTC Pay mang tới cho các doanh nghiệp như trên và hơn thế nữa, hãy sử dụng ngay dịch vụ tích hợp thanh toán của Cổng thanh toán – Ví điện tử VTC Pay cho website của mình nhé!

Hướng dẫn tích hợp Cổng thanh toán VTC Pay.
Liên hệ :
Anh: Đào Lê Minh
Email: leminh.dao@vtc.vn
Mobile: 0913 195 900
Cổng thanh toán – Ví điện tử VTC Pay
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Hotline: 19001530
Website: hotro.vtc.vn